Facebook Twitter Instagram
    Dụng Cụ Pha Chế
    • Nguyên liệu
      • Cà phê nguyên chất
      • Cà Phê Rang Xay
      • Cà phê hạt
      • Ca cao nguyên chất
      • Mật ong hoa cà phê
    • Kiến thức
      • Kiến thức cà phê
      • Kiến thức pha chế
      • Kiến thức đào tạo & vận hành
    • Dụng cụ
      • Dụng cụ quán bar
      • Dụng cụ pha cà phê
    • Máy & Thiết bị
      • Máy & Thiết bị quán bar
      • Máy & Thiết bị quán cà phê
      • Máy & Thiết bị quán trà sữa
    • Blog
    • Liên hệ
    Dụng Cụ Pha Chế
    Trang chủ » Tư Vấn Mở Quán Cà Phê Rang Xay Hiệu Quả Từ Các Chuyên Gia
    Blog

    Tư Vấn Mở Quán Cà Phê Rang Xay Hiệu Quả Từ Các Chuyên Gia

    adminBy admin2 Tháng Mười Một, 2022Không có phản hồi13 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Có nên kinh doanh quán cà phê rang xay?
    Có nên kinh doanh quán cà phê rang xay?
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Mỗi năm các quán cafe mọc lên ngày càng nhiều bởi thấy được mức lợi nhuận mà loại mô hình này mang lại khá cao. Những người mới cũng bắt tay vào khởi nghiệp. Thế nhưng vì chưa có kinh nghiệm trong mảng này cũng như không có người hỗ trợ, am hiểu về lĩnh vực này để có thể chỉ dẫn, họ bắt buộc phải nhờ đến sự tư vấn mở quán cà phê rang xay từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành nhằm hướng dẫn cách kinh doanh đúng đắn, thành công.

    Mục lục

    • 1 Thị trường cà phê rang xay.
    • 2 Chi phí mở quán cà phê rang xay.
      • 2.1 2.1. Chi phí mặt bằng.
      • 2.2 2.2. Chi phí thiết kế quán.
      • 2.3 2.3. Chi phí sắm sửa trang thiết bị.
      • 2.4 2.4. Chi phí nguyên vật liệu.
      • 2.5 2.5. Chi phí thuê nhân viên.
      • 2.6 2.6. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh.
      • 2.7 2.7.  Chi phí duy trì hoạt động.
      • 2.8 2.8. Chi phí phát sinh.
    • 3 Các mô hình kinh doanh cà phê rang xay.
      • 3.1 3.1. Đặc điểm của mô hình cà phê rang xay.
      • 3.2 3.2. Mô hình cà phê rang xay quán cóc.
      • 3.3 3.3. Những mô hình cà phê rang xay khác.
    • 4 Có nên kinh doanh quán cà phê rang xay.
    • 5 Cách đánh giá chất lượng hạt cà phê rang xay.
      • 5.1 5.1. Nghệ thuật rang xay cà phê.
      • 5.2 5.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cà phê rang xay.
    • 6 Có cần đi học pha chế không?
    • 7 Những rủi ro khi kinh doanh quán cà phê rang xay.

    Thị trường cà phê rang xay.

    Thị trường cà phê rang xay ở Việt Nam ngày càng sôi động, hấp dẫn với hàng trăm thương hiệu lớn nhỏ ra đời. Tất cả đều có những mục tiêu và định hướng khác nhau nhưng cùng đánh vào tâm lý người dùng như cafe sạch, cafe nguyên chất, cafe tự nhiên, an toàn và tốt cho sức khỏe.

    Tư vấn mở quán cà phê rang xay.
    Tư vấn mở quán cà phê rang xay.

    Các loại cà phê rang xay được chế biến từ nhiều phương pháp, cách thức khác nhau từ thủ công đến máy móc. Một số thương hiệu hiện nay vẫn áp dụng phương pháp thủ công. Còn lại đa số đều áp dụng hệ thống sản xuất công nghiệp để cho ra số lượng lớn cà phê rang xay đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà vẫn giữ độ nguyên chất của cafe. Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh cũng ngày càng đa dạng hơn. Dẫn đến mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt từ các thương hiệu trên thị trường. Do vậy, để thành công bạn cần có một lối đi riêng, độc lạ hơn từ cách thức, nguyên liệu, chất lượng sản phẩm để có thể chiếm lĩnh được thị trường.

    Chi phí mở quán cà phê rang xay.

    2.1. Chi phí mặt bằng.

    Khi lên kế hoạch mở quán cà phê thì điều đầu tiên phải nghĩ tới là tìm kiếm mặt bằng. Việc tìm kiếm và lựa chọn được mặt bằng, vị trí đẹp, phù hợp với khách hàng mục tiêu của quán cũng như chi phí đề ra là rất khó. Tùy theo quy mô quán mà mặt bằng có diện tích lớn nhỏ khác nhau. Thông thường, hợp đồng cho thuê mặt bằng ít nhất 1 năm có chi phí khoảng 60 triệu đến 150 triệu tùy vào diện tích và khu vực. Cần chọn mặt bằng mở quán cà phê tại các khu đông dân cư qua lại, sinh sống, khu đô thị, gần trường học, khu công nghiệp hay văn phòng…

    Chi phí mặt bằng là điều quan trọng khi lập kế hoạch.
    Chi phí mặt bằng là điều quan trọng khi lập kế hoạch.

    2.2. Chi phí thiết kế quán.

    Sau khi đã có được một mặt bằng ưng ý thì việc tiếp theo bạn cần làm chính là thiết kế quán theo một phong cách riêng, độc đáo nhưng phải phù hợp với đối tượng khách hàng mà quán hướng đến. Để lập ra một kế hoạch thiết kế chỉnh chu thì bạn cần tham khảo các mẫu thiết kế trên mạng hoặc đi khảo sát trực tiếp tại các quán gần đó rồi tự lên ý tưởng cho quán. Hoặc nếu bạn không thể tự thiết kế thì có thể thuê người thiết kế mẫu để có những bản vẽ chỉnh chu, chi tiết, theo kịp xu hướng thị trường. Giá của dịch vụ thiết kế này thường rơi vào khoảng 130.000đ đến 280.000đ/m2. Thông thường, diện tích càng nhỏ thì giá thiết kế sẽ càng cao. Do đó, nếu bạn có khả năng sáng tạo, có gu thẩm mỹ cũng như có một chút kinh nghiệm thì hãy tự thiết kế để có thể tiết kiệm chi phí.

    2.3. Chi phí sắm sửa trang thiết bị.

    Khi mở quán cà phê thì không thể thiếu trang thiết bị và những vật dụng cần thiết cho hoạt động của quán như các dụng cụ pha chế: máy pha cà phê, máy xay cà phê, các loại ly…, các dụng cụ phục vụ: máy tính tiền, thẻ rung phục vụ, máy dập nắp bán mang đi…, các đồ nội thất: bàn ghế, máy lạnh, tivi, tủ lạnh…

    Tùy thuộc vào quy mô và mức vốn hiện có mà bạn có thể lựa chọn mua những loại dụng cụ cần thiết, vừa đủ dùng để tránh lãng phí. Cần liệt kê tất cả dụng cụ cần mua thành list để khi mua không bị sót và phải tham khảo giá thị trường trước khi mua để có kế chuẩn bị vốn sao cho phù hợp.

    Chi phí sắm sửa trang thiết bị cho quán.
    Chi phí sắm sửa trang thiết bị cho quán.

    2.4. Chi phí nguyên vật liệu.

    Nguyên liệu để tạo nên các món nước cũng vô cùng quan trọng khi bắt đầu mở quán. Tùy thuộc vào menu của quán bạn mà cần chuẩn bị những nguyên liệu gì cho đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của quán. Vì mới bắt đầu kinh doanh nên việc tìm kiếm nhà cung cấp uy tín, chất lượng, giá cả tốt cũng được cân nhắc và tìm hiểu kỹ. Nguyên liệu chính của hầu hết các quán cà phê cần chuẩn bị là cà phê (khoảng 2 triệu), đường sữa các loại (khoảng 1 triệu), các loại nước ngọt (Khoảng 3 triệu), các loại trái cây (khoảng 500 nghìn), trà (khoảng 500 nghìn)…

    2.5. Chi phí thuê nhân viên.

    Tùy vào quy mô của quán mà bạn có thể cân nhắc thuê bao nhiêu nhân viên là đủ để không bị thiếu người lúc quán đông và thừa người dẫn đến lãng phí. Đối với những quán vừa và nhỏ thì chỉ cần 2 đến 3 nhân viên phục vụ và 1 nhân viên pha chế. Chi phí để trả cho nhân viên mỗi tháng khoảng tầm 15 đến 25 triệu. Với những quán có quy mô lớn, số lượng khách đông thì nên thuê nhiều nhân viên hơn để phù hợp với quy mô quán và số lượng công việc.

    Số lượng nhân viên phù hợp với quy mô quán.
    Số lượng nhân viên phù hợp với quy mô quán.

    2.6. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh.

    Để quán có thể đi vào hoạt động, bạn cần phải đi đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của Nhà nước. Chi phí để đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ rơi vào khoảng 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, bạn còn cần phải có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vì quán của bạn thuộc ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống. Chi phí để đăng ký giấy chứng nhận sẽ rơi vào khoảng 25 triệu đồng.

    2.7.  Chi phí duy trì hoạt động.

    Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của bạn được vận hành một cách trơn tru, liên tục, không bị đứt quãng thì bạn cần chuẩn bị một nguồn chi phí duy trì hoạt động. Chi phí này thường được dùng để nhập nguyên liệu hàng tháng, chi phí nhân viên, chi phí thanh toán hóa đơn điện nước…Với chi phí duy trì hàng tháng tầm 30 triệu đồng.

    2.8. Chi phí phát sinh.

    Nhiều chủ quán chỉ chú ý đến các khoản chi cần thiết mà bỏ qua những khoản phát sinh. Trong giai đoạn đầu khi quán mới đi vào hoạt động sẽ có rất nhiều khoản chi phí phát sinh không ngờ tới. Những chi phí phát sinh này thường là chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, tiền đồng phục nhân viên, chi phí giặt ủi, mực in hóa đơn…Nếu bạn không chuẩn bị sẵn số tiền dự phòng này thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động của quán. Chi phí dành cho dự phòng các khoản phát sinh nên tầm 10 triệu.

    Các mô hình kinh doanh cà phê rang xay.

    3.1. Đặc điểm của mô hình cà phê rang xay.

    Với nhu cầu uống cà phê sạch, nguyên chất của khách hàng thì mô hình cà phê rang xay được nhiều người lựa chọn đầu tư. Đặc điểm của mô hình này là hướng đến những sản phẩm cà phê nguyên chất 100%, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tại đây, khách hàng có thể tận mắt chứng kiến quá trình rang xay hạt cà phê đến khi cho ra ly cà phê thơm ngon. Từ đó, sẽ tạo lòng tin cho khách hàng về độ sạch, an toàn và chất lượng sản phẩm của quán.

    Đặc điểm của mô hình cà phê rang xay.
    Đặc điểm của mô hình cà phê rang xay.

    3.2. Mô hình cà phê rang xay quán cóc.

    Mô hình cà phê quán cóc rất phổ biến tại Việt Nam. Đi dọc trên các con phố, vỉa hè, bạn sẽ chứng kiến những quán cà phê đông trên vỉa hè, lề đường với diện tích nhỏ, trang trí cực kỳ đơn giản với vfi bộ bàn ghế nhỏ, gọn nhưng vẫn đông nghẹt khách. Mô hình này có chi phí đầu tư thấp nhưng hoạt động vẫn trơn tru do đó nó được nhiều chủ quán lựa chọn. Điều này giúp giá sản phẩm không quá cao, dễ dàng tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Người có thu nhập thấp hay cao cũng có thể dễ dàng thưởng thức được ly cà phê chất lượng, an toàn với mức giá bình dân chỉ khoảng 20 nghìn.

    3.3. Những mô hình cà phê rang xay khác.

    Bên cạnh mô hình cà phê cóc phổ biến ở Việt Nam thì ngày nay, nhiều mô hình quán cà phê rang xay khác nhau đã ra đời để bắt kịp với xu hướng các nước và thị hiếu của người tiêu dùng. Mô hình cà phê rang xay hiện đại ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập cao và nhu cầu thưởng thức cao. Những mô hình này đương nhiên sẽ có vốn đầu tư nhiều hơn so với mô hình cà phê cóc truyền thống bởi quy mô cũng như chi phí trang trí, bố trí nội thất đẹp, sang trọng hơn. Các loại máy móc thiết bị, dụng cụ pha chế cũng hiện đại hơn nhiều so với mô hình truyền thống. Chi phí cao dẫn đến giá thành đồ uống cũng sẽ cao hơn nhiều.

    Có nên kinh doanh quán cà phê rang xay.

    Thị trường kinh doanh cà phê là một lĩnh vực kinh doanh khá hấp dẫn, được nhiều người lựa chọn đầu tư kinh doanh. Thị trường càng hấp dẫn, càng béo bở thì đương nhiên sự cạnh tranh là không tránh khỏi. Cạnh tranh càng gay gắt càng gây ra cho bạn nhiều khó khăn, trở ngại trong việc định vị thương hiệu của quán. Do đó, để trở nên nổi bật và là thương hiệu được khách hàng tin dùng thì bạn phải có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, phù hợp nhất.

    Có nên kinh doanh quán cà phê rang xay?
    Có nên kinh doanh quán cà phê rang xay?

    Cách đánh giá chất lượng hạt cà phê rang xay.

    5.1. Nghệ thuật rang xay cà phê.

    Chất lượng của cà phê rang phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là thời gian và nhiệt độ. Mỗi loại hạt có những đặc tính riêng nên thời gian và nhiệt độ rang chuẩn sẽ khác nhau. Để có được những hạt cà phê rang xay ngon, đạt chất lượng đòi hỏi người thợ phải cực am hiểu về cà phê, có nhiều kinh nghiệm và kết hợp cả thị giác, khứu giác, thính giác. Mỗi một mức độ rang khác nhau sẽ cho ra chất lượng cà phê khác nhau về màu sắc và hương vị.

    5.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cà phê rang xay.

    Để đánh giá chất lượng cà phê rang xay cần đề ra các tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn đầu tiên phải kể đến là cà phê nguyên chất 100% không trộn các chất bảo quản và tẩm hương liệu. Cà phê rang xay ngon, đạt chuẩn phải có sự kết hợp giữa vị đắng, chua, chát và hương thơm đặc trưng của cà phê. Vị đắng vừa phải, không quá gắt, vị chua thanh nhẹ, hương thơm của cà phê mang mùi hương đặc trưng của loại quả chín cây và lưu hương lâu trong suốt quá trình thưởng thức.

    Có cần đi học pha chế không?

    Liệu một người chủ quán có cần học pha chế không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều chủ quán thắc mắc. Câu trả lời là có. mặc dù công việc pha chế đã có nhân viên pha chế đảm nhận nhưng bạn vẫn cần phải học pha chế bởi vì chỉ khi bạn có kiến thức về các loại đồ uống thì việc quản lý chất lượng đồ uống và lên menu dễ dàng hơn, có thể điều chỉnh đồ uống phù hợp với yêu cầu của khách hàng hơn. Đặc biệt, biết cách pha chế bạn sẽ dễ kiểm soát quá trình làm việc của nhân viên, hạn chế trường hợp nhân viên làm ẩu gây ảnh hưởng đến chất lượng đồ uống và ảnh hưởng đến khách hàng hoặc có ý định gian lận. Ngoài ra, đối với những quán có quy mô nhỏ thì việc vừa làm chủ vừa làm nhân viên pha chế kiêm phục vụ là điều không tránh khỏi và rất cần thiết.

    Chủ quán có cần đi học pha chế?
    Chủ quán có cần đi học pha chế?

    Những rủi ro khi kinh doanh quán cà phê rang xay.

    Khi kinh doanh, đầu tư bất cứ lĩnh vực nào cũng xuất hiện rủi ro. Kinh doanh cà phê cũng không ngoại lệ. Đối với những người mới bắt đầu công việc kinh doanh thì chắc chắn sẽ gặp vô số khó khăn khác nhau. Việc không biết lên kế hoạch kinh doanh, các khoản chi phí hay không có kinh nghiệm quản lý sẽ khiến cho hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đầu gặp nhiều trở ngại.

    Theo nhiều khảo sát thực tế chỉ ra rằng có tới 70% quán cà phê phải đóng cửa chỉ sau 1 năm hoạt động và 10% quán phải chấp nhận sang lại sau khoảng thời gian đó. Thế nhưng bên cạnh những rủi ro mắc phải, chúng ta cũng không thể phủ nhận cơ hội làm giàu mà hình thức kinh doanh này mang lại. Chỉ cần bạn có kế hoạch chi tiết, rõ ràng, chuẩn bị kỹ càng và có sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu cùng với niềm đam mê kinh doanh mãnh liệt thì chắc chắn không rủi ro nào có thể cản bước tiến của bạn trên con đường đi đến thành công.

    Cuối cùng, hy vọng với những sự tư vấn mở quán cà phê rang xay mà chúng tôi đề cập trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc định hướng kinh doanh của bản thân. Công việc kinh doanh có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quản lý, lên kế hoạch cũng như niềm đam mê của bạn. Chúc bạn thành công trong công việc.

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    Cà Phê Muối Là Gì? Cách Làm Cà Phê Muối Thơm Ngon Chuẩn Vị

    4 Tháng Một, 2023

    Cà Phê Để Được Bao Lâu? Bảo Quản Như Thế Nào Mới Đúng Cách?

    15 Tháng Mười Hai, 2022

    Cách Làm Cà Phê Cốt Dừa Thơm Ngon Và Chuẩn Vị Tại Nhà

    13 Tháng Mười Hai, 2022

    6 Cách Làm Bạc Xỉu Thơm Ngon Ngất Ngây, Uống Là Ghiền

    30 Tháng Mười Một, 2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • Cà Phê Americano Là Gì? Cách Pha Cà Phê Americano Chuẩn Mỹ
    • Cà Phê Muối Là Gì? Cách Làm Cà Phê Muối Thơm Ngon Chuẩn Vị
    • Cà Phê Để Được Bao Lâu? Bảo Quản Như Thế Nào Mới Đúng Cách?
    • Cách Làm Cà Phê Cốt Dừa Thơm Ngon Và Chuẩn Vị Tại Nhà
    • 6 Cách Làm Bạc Xỉu Thơm Ngon Ngất Ngây, Uống Là Ghiền
    Phản hồi gần đây
    • Latino desnudo trong Top 6 Bộ Dụng Cụ Pha Chế Dành Cho Các Bartender Chuyên Nghiệp
    • bwoxwdzgrmh trong Các Loại Máy Pha Cà Phê Gia Đình Được Tin Dùng Nhiều Nhất Hiện Nay
    • fasAccut trong Các Loại Máy Pha Cà Phê Gia Đình Được Tin Dùng Nhiều Nhất Hiện Nay
    • 633 trong Top 6 Bộ Dụng Cụ Pha Chế Dành Cho Các Bartender Chuyên Nghiệp
    • Cách Làm Sữa Chua Đánh Đá Hấp Dẫn Tại Nhà Giúp Giải Nhiệt Ngày Hè trong Cách Ủ Cafe Ngon, Vì Sao Cần Phải Ngâm Ủ Cà Phê Trước Khi Pha Chế

    DungCuPhaChe.Com

    logo dungcuphache.com

    Chuyên trang tổng hợp thông tin dụng cụ, nguồn nguyên liệu, cách thức lựa chọn & giải pháp cho barista, chủ quán cà phê

    Thông Tin Liên Hệ

    • Địa chỉ: Thái Văn Lung, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Hotline: 0783 515 515
    • Email: info.dungcuphache@gmail.com

    Hỗ Trợ Khách Hàng

    • Giới thiệu
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Liên hệ
    Tìm Kiếm Nhanh

    Cà phê hạt, cà phê nguyên chất, cà phê rang mộc, cà phê rang xay, cà phê giá sỉ

    Facebook Instagram YouTube
    Bản quyền thuộc về dungcuphache.com © 2023 - All Rights Reserved

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.