Mô hình kinh doanh quán cà phê nhỏ là mơ ước khởi nghiệp của nhiều người. Họ nghĩ rằng chỉ cần không gian nhỏ, đồ uống ngon là quán cà phê sẽ có khách. Thế nhưng thật sự không đơn giản như thế, bởi có nhiều rào cản từ việc lợi thế địa điểm cho đến số lượng khách và cả trang thiết bị máy móc dễ hỏng hóc. Chính vì thế, để mở quán cà phê nhỏ bạn cần tích lũy nhiều kiến thức, xây dựng kế hoạch chi tiết bài bản và một số tiền đầu tư đầy đủ. Để có cái nhìn rõ hơn về mô hình này mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
Mở quán cà phê nhỏ cần bao nhiêu vốn?
Chi phí ban đầu khi mở quán cà phê nhỏ là vấn đề quan trọng mà bất cứ chủ đầu tư nào cũng tính toán cẩn thận. Theo kinh nghiệm từ những người đã kinh doanh trước đó, họ đã liệt kê ra những khoản cần chi trả khi kinh doanh quán cà phê nhỏ bao gồm các hạng mục sau:
1.1. Chi phí mặt bằng.
Chi phí mặt bằng tùy theo diện tích và vị trí mà có sự biến động. Thông thường khoảng chi phí này sẽ dao động từ 5-10 triệu/ tháng cho mô hình quán cà phê nhỏ. Bạn nên lựa chọn những mặt bằng tại gần nơi có người qua lại, gần trường học hoặc khu dân cư đông đúc.
1.2. Chi phí dụng cụ nguyên vật liệu.
Chi phí dụng cụ nguyên vật liệu khi kinh doanh quán cà phê nhỏ sẽ dao động trong khoảng 10 triệu động tùy vào menu và định hướng kinh doanh của quán. Để quán được hoạt động lâu dài, chủ quán cần chuẩn vị đầy đủ từ cà phê, sữa, sori, trà, các loại hoa quả tươi,…
1.3. Chi phí duy trì.
Tổng các chi phí tối thiểu mà chủ quán cần bỏ ra để mở ra một quán cà phê nhỏ là khoảng 100 triệu, bao gồm tiền điện, nước, tiền lương cho nhân viên,…Những tháng đầu, có thể bạn sẽ gặp tình trạng thua lỗ. Chính vì vậy, để quán có thể duy trì hoạt động lâu dài, bạn hãy chuẩn bị nhiều hơn mức vốn tối thiểu này.
1.4. Chi phí phát sinh.
Khi lập bảng ngân sách những trang vật tư thiết bị cần mua và các chi tiêu khi mở quán cà phê nhỏ thì bạn cũng nên để dư một phần dự trù, phòng hờ khi có những việc phát sinh với số tiền dao động từ 20-30 triệu. Và để bạn hạn chế những chi phí phát sinh này thì nên lập bảng kế hoạch cụ thể nhất.
Các mô hình quán cà phê nhỏ.
2.1. Cà phê cóc.
Kinh doanh quán cà phê cóc không cần quá chú trọng nhiều vào không gian thiết kế. Chỉ đơn giản là trên vỉa hè hoặc khoảng không rộng rãi là bạn có thể bắt tay vào hoạt động rồi. Điều nhất thiết phải có ở mô hình này chính là quầy pha chế là đã có thể hình thành nên quán cà phê cóc.
Các quán cà phê cóc thường phục vụ khách bằng những ly thủy tinh hoặc ly giấy bình dân, khách thường ngồi trên ghế thấp và bàn nhựa nhỏ, đôi khi còn ngồi bệt xuống đất và đặt cà phê lên ghế. Chỉ bấy nhiêu là họ đã có không gian gặp mặt nói chuyện với bạn bè rồi.
2.2. Cà phê take away.
Mô hình cà phê take away dù xuất hiện rất lâu trước đây nhưng đến hiện tại nó vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người đam mê kinh doanh cà phê với số vốn nhỏ. Bạn chỉ cần một mặt bằng nhỏ, có khi chỉ là chiếc xe chở cà phê lưu động thôi là có thể bắt đầu sự nghiệp kinh doanh cà phê của mình.
Cà phê take away có giá bán siêu mềm,một ly cà phê đen đá chỉ dao động từ 12-15.000đ. Mô hình này không tốn quá nhiều phí thuê mặt bằng và các trang thiết bị khá đơn giản. Ngoài ra, nguyên liệu chỉ gói gọn trong những thành phần cơ bản như đường, đá, sữa,…nên mới có mức giá bình dân như vậy.
Ưu điểm chính của mô hình quán cà phê nhỏ đẹp take away chính là thuận tiện và dễ dàng di chuyển khắp mọi nơi. Khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên, người lao động, dân văn phòng. Bạn có thể đặt xe tại các nơi có đông người qua lại như trường học, gần văn phòng. Sẽ thu được lợi nhuận cao nếu bạn biết tận dụng những vị trí đắc địa này.
2.3. Cà phê bình dân.
Mô hình quán cà phê nhỏ bình dân rất gần gũi với tất cả mọi người. Phần lớn khách hàng là người có mức thu nhập thấp, trung bình. Họ tìm đến quán cà phê bình dân vì có mức giá rẻ, không bị gò bó về không gian và có thể nói chuyện với bạn bè thoải mái. Ngoài ra, vị cà phê có mộ sự khác biệt riêng bởi nó không theo một công thức quy chuẩn nào cả.
Ưu điểm của mô hình này nữa chính là số vốn khởi nghiệp không cao, dưới 150 triệu. Đồng thời cũng không đòi hỏi chuyên môn cao như pha chế giỏi. Vậy nên, chủ quán có thể học nhanh chóng và có thể đem đến cho mọi người tách cà phê chất lượng.
2.4. Cà phê văn phòng.
Cà phê văn phòng là mô hình khá phổ biến khi mở quán tại gần các căn chung cư. Mô hình quán này đòi hỏi sự sang trọng, lịch sự và vốn đầu tư cao. Tùy vào thị hiếu chung mà chủ đầu tư có thể xây dựng menu sao cho đa dạng và hợp lý nhất.
Quán cà phê văn phòng hút khách được có những món đặc trưng của mình. Đồng thời, menu có giá vừa phải không nên quá cao hơn các khu vực xung quanh để tăng tính cạnh tranh.
Marketing cho quán cà phê nhỏ.
Đối với quán cà phê nhỏ thì có 2 mục tiêu cơ bản là marketing thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu. Để khai thác tối đa các mục tiêu này, bạn cần tham khảo qua các nền tảng hỗ trợ đắc lực như:
- Tìm kiếm và thuê đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo chuyên nghiệp để thực hiện chiến dịch quảng cáo quán cà phê.
- Tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube,…để quảng bá hình ảnh và các thực đơn hấp dẫn của quán đến mọi người.
- Sử dụng các hình thức marketing miễn phí như phát tờ rơi, tặng voucher khuyến mãi,…để tăng độ nhận diện thương hiệu.
Những điểm cần lưu ý khi mở quán cà phê nhỏ.
Các chủ đầu tư nên dựa vào sở thích, xu hướng hiện nay để thêm những thức uống vào menu cà phê của mình như sinh tố, nước ép, các loại trà trái cây. Thông thường, việc định giá trong menu sẽ dựa vào 3 yếu tố:
Định giá theo đối thủ cạnh tranh: chủ quán sẽ định giá đồ uống của quán rẻ hơn so với đối thủ nhằm thu hút những khách hàng muốn thưởng thức đồ uống có mức giá hời.
Định giá theo chi phí và lợi nhuận: dựa vào các loại chi phí như nhân công, quảng cáo sản phẩm, bao bì sản phẩm để ra giá đồ uống trong menu một cách hợp lý nhất.
Định giá theo tiêu chuẩn đồ uống: xem xeys các chi phí cấu thành sản phẩm để tính ra giá thành của từng loại thức uống rồi sau đó định giá menu.
4.2. Chi phí khai trương quán.
Những người kinh doanh đồ uống cà phê thường chia số vốn mở cà phê theo 3 mức độ sau:
Dưới 150 triệu: Những quán cà phê nhỏ cso chi phí đầu tư thiết kế đơn giản. Chủ đầu tư chỉ tập trung chủ yếu vào chất lượng đồ uống nhằm tạo ra sự khác biệt.
Từ 150-300 triệu: Quy mô trung bình, bên cạnh việc tập trung vào chất lượng đồ uống thì có tập trung thêm vào mặt bằng, thiết kế để tạo sự cạnh tranh tốt nhất.
Trên 300 triệu: Quy mô lớn, tập trung đầu tư toàn diện tất cả các hạng mục từ đồ uống, marketing, thiết kế quán,…
Xem Thêm:
Hướng Dẫn Cách Bán Cà Phê Sạch Cho Doanh Thu Khủng Hàng Tháng
Cơn Sốt Kinh Doanh Cà Phê Thú Cưng Có Điều Gì Độc Đáo Và Mới Mẻ?
4.3. Học pha chế để tiết kiệm chi phí thuê nhân viên.
Nếu bạn là chủ quán cà phê thì cũng cần nên biết những công thức pha chế đồ uống của quán. Bạn có thể sáng tạo ra những loại đồ uống với nhiều công thức mới lạ so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, việc bạn học pha chế cũng giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí thuê nhân viên.
Trên đây là những thông tin hữu ích về mô hình kinh doanh quán cà phê nhỏ mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện hơn về mô hình này cũng như những chi phí phải bỏ ra khi kinh doanh. Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp lĩnh vực kinh doanh này thì đừng ngần ngại nhé.