Song hành cùng với thị trường kinh doanh quán cà phê, kinh doanh trà sữa hiện nay cũng được đánh giá là thị trường có nhiều cơ hội phát triển. Để có thể thành công và thu được lợi nhuận từ mô hình này đòi hỏi bạn phải tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như biết cách lên kế hoạch kinh doanh một cách bài bản và có tính thực thi cao.
Mục lục
- 1 Lập bản kế hoạch kinh doanh trà sữa.
- 1.1 1.1. Nghiên cứu thị trường – cách mở quán trà sữa hiệu quả.
- 1.2 1.2. Xác định vốn mở quán.
- 1.3 1.3. Tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh hoàn thiện menu.
- 1.4 1.4. Tìm hiểu địa điểm mở quán.
- 1.5 1.5. Lên ý tưởng thiết kế trang trí quán.
- 1.6 1.6. Trang thiết bị máy móc nguyên liệu.
- 1.7 1.7. Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán.
- 1.8 1.8. Thuê và quản lý nhân sự.
- 1.9 1.9. Lập kế hoạch marketing cho quán.
- 2 Kinh nghiệm mở quán trà sữa thành công.
- 3 Giải đáp thắc mắc kinh doanh trà sữa có lời không.
Lập bản kế hoạch kinh doanh trà sữa.
1.1. Nghiên cứu thị trường – cách mở quán trà sữa hiệu quả.
Trước bất kỳ công việc kinh nào cũng thế, để có thể thành công bạn cần phải nắm rõ về bản chất và có những cái nhìn bao quát về thị trường mà mình đang đầu tư. Vấn đề nghiên cứu thị trường sẽ bao gồm việc tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp, khách hàng mà mình hướng đến,…để từ đó đưa ra những kế hoạch và chiến lược phù hợp với hướng đi của mình.
1.2. Xác định vốn mở quán.
Trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh doanh, để có thể hiện thực hóa những ý tưởng bạn cần phải có được những nguồn vốn trong tay. Tùy vào mức độ của mô hình kinh doanh mà sẽ cần đến những khoản tiền đầu tư khác nhau. Để có thể dự toán được số vốn cần thiết bạn cần định hình trước các khoản chi phí sau.
- Chi phí thuê mặt bằng.
- Chi phí thiết kế quán.
- Chi phí đầu tư vào máy móc thiết bị, nguyên liệu.
- Chi phí thuê nhân viên.
- Chi phí dự phòng để duy trì hoạt động.
Nếu như chưa từng có kinh nghiệm trong việc kinh doanh quán trà sữa thì việc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước là điều cần thiết. Nhờ vào những thành công của họ mà ta có được những hướng đi, dựa vào những thất bại để có được những bài học để tránh mắc phải những sai lầm.
Một trong những kinh nghiệm mà bạn cần học hỏi khi lên kế hoạch kinh doanh quán trà sữa đó thiết kế thực đơn. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn gây được sự chú ý đối với khách hàng. Đặc biệt, quán trà sữa thường hướng đến đối tượng khách hàng là các bạn trẻ nên yêu cầu menu cần phải bắt mắt và thu hút.
1.4. Tìm hiểu địa điểm mở quán.
Một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại trong công việc kinh doanh quán trà sữa đó là địa điểm mở quán. Những vị trí đẹp có đông đúc người qua lại, gần trung tâm thành phố hay đơn giản là gần các trường học thu hút nhiều bạn trẻ là những nơi thích hợp để mở quán trà sữa. Tuy nhiên khi lựa chọn địa điểm mở quán bạn cũng cần phải cân nhắc đến chi phí.
Những vị trí đẹp chắc chắn sẽ tốn kém mức chi phí rất lớn từ vài chục triệu đồng và tất nhiên nó cũng sẽ giúp bạn hái ra tiền. Còn nếu bạn có ít chi phí trong tay thì có thể cân nhắc những vị trí gần các khu công nghiệp sẽ có giá thuê mặt bằng rẻ hơn.
1.5. Lên ý tưởng thiết kế trang trí quán.
Thiết kế quán cà phê sao cho đẹp mắt, thu hút được khách hàng là một phần quan trọng trong việc kinh doanh quán trà sữa. Thực khách đến quán không đơn giản là chỉ để thưởng thức mà còn với nhiều mục đích khác như học tập, giải trí, gặp gỡ bạn bè.
Hầu hết các bạn trẻ đều có một thói quen khi đến quán trà sữa là chụp hình đăng lên mạng xã hội. Bởi điều này nên bạn cần chú trọng thiết kế quán trà sữa sao cho có nhiều không gian sống ảo có sức hút. Hãy biết cách tận dụng thói quen này của khách hàng trở thành công cụ marketing hiệu quả cho quán của mình.
1.6. Trang thiết bị máy móc nguyên liệu.
Các máy móc thiết bị, dụng cụ pha chế là những người bạn hỗ trợ đắc lực cho công việc kinh doanh của bạn. Nếu bạn nghiêm túc đầu tư vào các thiết bị máy móc này thì chi phí đầu tư sẽ rất cao bởi giá thành không hề rẻ. Để tối ưu được chi phí, trước khi bỏ tiền ra đầu tư bạn cần cân nhắc đến nhu cầu sử dụng của quán. Xác định những dụng cụ, thiết bị nào là cần thiết và cân nhắc đến ngân sách hiện tại mình đang có để tránh việc thiếu hụt vốn.
Đối với nguyên liệu, cần ưu tiên lựa chọn những nơi cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng của nguồn hàng. Trong kinh doanh thì chất lượng của sản phẩm mới là quan trọng nhất thay vì lợi nhuận. Hướng đến những lợi ích của người dùng thì chắc chắn khách hàng sẽ không thể quên bạn.
1.7. Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán.
Thông thường, việc mở quán trà sữa sẽ được những cá nhân đứng ra tổ chức. Nhiều câu hỏi được đặt ra là liệu mở quán trà sữa có cần đăng ký giấy phép kinh doanh hay không và cần những thủ tục gì về mặt pháp lý. Trên phương diện pháp luật, kinh doanh quán trà sữa nằm trong đối tượng kinh doanh cần được cấp quyền. Để xin đăng ký giấy phép kinh doanh bạn cần nộp hồ sơ xin cấp phép tại UBND quận nơi mở mặt bằng. Bên cạnh giấy phép đăng ký kinh doanh thì bạn cũng có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đây là điều kiện cần để tạo được lòng tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm mà bạn cung cấp.
1.8. Thuê và quản lý nhân sự.
Nhân viên là một phần không thể thiếu trong một bộ máy tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên, nếu như mô hình kinh doanh của bạn mang tính chất nhỏ lẻ và số lượng khách hàng ít thì bạn có thể là người làm chủ đồng thời cũng là nhân viên phục vụ để tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận. Mặt khác, nếu mô hình kinh doanh của bạn xếp ở mức độ vừa và nhỏ, số lượng khách đến quán đông vào những giờ cao điểm thì bạn phải cân nhắc đến việc thuê nhân viên để tăng tốc độ phục vụ.
1.9. Lập kế hoạch marketing cho quán.
Kinh doanh quán trà sữa không chỉ đơn thuần là việc mở quán ra rồi ngồi chờ khách đến. Đây là lối suy nghĩ khiến cho rất nhiều quán cà phê phải đóng cửa trong thời gian đầu vì vắng khách. Vậy làm sao để vừa mới khai trương đã giúp bạn sớm có được lượng khách hàng ổn định? Câu trả lời là bạn cần phải chủ động đi tìm kiếm khách hàng.
Những chiến dịch marketing cho quán là cần thiết cho giai đoạn khởi đầu. Những kênh marketing miễn phí hiệu quả mà bạn có thể sử dụng như các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó các hình thức marketing truyền thống như phát tờ rơi, tặng mã giảm giá vẫn có những hiệu quả nhất định mà bạn có thể cân nhắc áp dụng.
| Xem thêm: Cách ủ cà phê ngon, Vì sao cần ngâm ủ cà phê trước khi pha
| Xem thêm: Tổng hợp tất cả dụng cụ pha chế cơ bản bạn cần biết
Kinh nghiệm mở quán trà sữa thành công.
2.1. Học cách pha chế trà sữa.
Khi đọc đến đây thì chắc hẳn không ít người sẽ thắc mắc rằng bản thân mình là người làm chủ, công việc pha chế đã có nhân viên lo thì cần gì phải bỏ tiền ra để học pha chế. Thực chất đây cũng là lối suy nghĩ gặp phải của rất nhiều anh chỉ chủ quán.
Có rất nhiều lý do mà bạn nên học pha chế khi kinh doanh quán nước. Lý do đầu tiên, việc học pha chế sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc quản lý các nguyên liệu cần thiết để lên kế hoạch nhập hàng. Bên cạnh đó nó cũng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc giám sát nhân viên pha chế có đúng quy trình hay không, chất lượng và hương vị đồ uống có ổn định hay không. Hay đơn giản hơn, vào một ngày đẹp trời nhân viên pha chế đột nhiên xin nghỉ việc thì bạn sẽ giải quyết ra sao? Chẳng lẽ sẽ phải tạm đóng cửa cho đến khi tìm được người thay thế. Đến đây thì chúng tôi tin chắc rằng bạn đã biết được tại sao khi kinh doanh quán trà sữa lại phải cần đi học pha chế.
hình: học pha chế là cần thiết khi kinh doanh trà sữa
2.2. Menu trà sữa đa dạng.
Để có thể phục vụ tốt nhu cầu thưởng thức đa dạng của khách hàng đòi hỏi thực đơn đồ uống của bạn cần có được sự đa dạng. Bạn nên cập nhật những thức uống nào đang nhận được sự yêu thích của các bạn trẻ và phù hợp với mô hình quán để đưa vào kinh doanh. Bên cạnh thực đơn chính là các món trà sữa bạn cũng có thể cân nhắc đưa vào thêm một số món ăn vặt như khoai tây chiên, nem nướng, xúc xích nhằm tối đa hóa doanh thu và làm đa dạng hơn cho thực đơn.
2.3. Pr quán trà sữa với nhiều hình thức.
Như đã đề cập ở trên, Pr cho quán trà sữa là hình thức rất cần thiết trong việc giúp bạn tiếp cận được đối tượng khách hàng. Để Pr cho quán trà sữa bạn có thể kết hợp đồng thời hai hình thức đó là Pr online và Pr Offline. Đối với hình thức Pr offline bạn có thể áp dụng những phương thức tiếp thị như tờ rơi, treo băng rôn, áp phích để gây được sự chú ý của khách qua đường. Còn đối với hình thức Pr online, việc tận dụng những trang mạng xã hội để tiếp cận miễn phí đến khách hàng mục tiêu là một gợi ý hoàn hảo.
2.4. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh vấn đề lợi nhuận, những lợi ích cung cấp cho khách hàng cũng là yếu tố bạn cần phải quan tâm. Hướng đến khách hàng, các sản phẩm mà bạn phục vụ ngoài có hương vị thơm ngon thì chất lượng cũng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sẽ rất khó xây dựng nhóm đối tượng khách hàng nếu chất lượng đồ uống phục vụ quán bạn không tốt.
Giải đáp thắc mắc kinh doanh trà sữa có lời không.
Một điều mà ta không thể phủ nhận, kinh doanh quán trà sữa là hình thức đầu tư nhận được sự quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Bên cạnh đó, trà sữa là thức uống đang được rất nhiều người ưa chuộng nên khi đầu tư vào mô hình này sẽ mang đến cho bạn nhiều cơ hội sinh lời. Tuy vậy, để kinh doanh quán trà sữa thành công hay không còn tùy thuộc vào những kế hoạch và định hướng của bạn có chi tiết và khả thi hay không.
Với những kinh nghiệm và lưu ý mà chúng tôi đã chia sẻ, mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc mở kinh doanh trà sữa sao cho mang về lợi nhuận nhiều và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Cảm ơn bạn đã quan tâm và cùng chúng tôi đi tìm hiểu những vấn đề trên. Các bạn có thể xem thêm nhiều bài viết khác của chúng tôi Tại đây nhé
Tags: Cà phê hạt, cà phê nguyên chất, cà phê rang mộc, cà phê rang xay, cà phê giá sỉ, 90S Coffee
1 phản hồi
Very interesting subject, regards for putting up.Blog money