Nhiều người thường suy nghĩ Mixologist là Bartender, nhưng sự thật không phải vậy. Nếu bạn phân vân không biết Mixologist là gì hãy đọc ngay bài viết này nhé!
Mục lục
Mixologist là gì?.
1.1 Khái niệm về Mixologist.
Mixologist là gì? Đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc trong những năm gần đây về lĩnh vực pha chế. Hiện tại chưa có một thuật ngữ hay sách báo nào có thể định nghĩa được khái niệm Mixologist. Mixologist không chỉ đơn thuần là kỹ thuật pha chế các loại thức uống mà còn là một từ chỉ về một nghề nghiệp hot hit hiện nay. Theo đó, chúng ta có thể hiểu bao quát được rằng Mixologist là bậc thầy trong việc làm ra những hương vị mới cho các loại thức uống tự pha.
Mixologist có hiểu biết rất sâu rộng về các nguyên liệu pha chế và rượu từ các loại vodka cao cấp đến gin, rum, schnapps, brandy, bourbon hay tequila,… Họ hiểu rõ lịch sử của các loại rượu, thành phần lẫn hương vị tổng hợp của nó. Mixologist có thể nói là “cảnh giới cao nhất” của nghề pha chế, những người đạt đến trình độ này, họ chỉ cần nhâm nhi một ngụm nhỏ thì cũng có thể phân biệt và biết rõ thành phần của một ly cocktail mình đang uống. Hoặc thậm chí, khi họ chỉ cần thêm một nguyên liệu khác vào, ly rượu với hương vị ban đầu sẽ hoàn toàn bị thay đổi.
Từ đó, ta có thể thấy được Mixologist là người có khả năng sáng tạo và pha chế ra nhiều loại thức uống độc đáo, tạo ra trào lưu đồ uống. Bên cạnh đó, Mixologist còn là những người có khả năng cải tiến các kỹ thuật pha chế để quá trình pha chế trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Những thứ trên không dễ dàng để một người bình thường có được, mà chúng ta phải trải qua quá trình học hỏi và tích lũy kinh nghiệm lâu dài nhiều tháng, nhiều năm cùng với sự nỗ lực hết mình mới trở thành một Mixologist thực thụ.
1.2 Con đường trở thành Mixologist.
Đa số các Mixologist đều xuất thân từ các Bartender chính thống rồi định hướng trở thành một vị trí cao hơn là chuyên gia sáng tạo trong lĩnh vực pha chế (Mixologist). Do đó, có thể nói nôm na rằng nếu muốn trở thành một chuyên gia sáng tạo về pha chế, chắc chắn bạn phải trở thành Bartender thực thụ trước đã. Bạn phải trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức cần thiết một cách vững chắc rồi sau đó, xin làm việc hay thực tập tại các nhà hàng, khách sạn, bar, pub, câu lạc bộ,… để trải nghiệm.
Khi bạn đã trở thành một Bartender chuyên nghiệp, bạn hãy dành thời gian nhiều hơn cho việc học hỏi, tìm hiểu thêm kiến thức về ngành pha chế, rồi tự thử nghiệm, sáng tạo nên những đồ uống mới mang tính cá nhân của riêng mình. Bắt đầu từ việc đó, đến khi bạn đã có kinh nghiệm đủ lâu trong ngành, kỹ thuật pha chế chuyên nghiệp cùng sự sáng tạo độc đáo các loại thức uống, bạn sẽ có thêm một bước tiến mới cho nghề nghiệp của bản thân mình đó chính là Mixologist.
Mixologist có phải là bartender.
Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi nhắc đến Mixologist và Bartender, họ thường lầm tưởng rằng Mixologist chính là Bartender và ngược lại Bartender cũng là Mixologist. Họ nghĩ rằng hai từ này tương đương nhau chỉ đơn giản là khác cách đọc. Tuy nhiên, đây hoàn toàn là suy nghĩ không chính xác. Mixologist yêu cầu kỹ năng pha chế, kiến thức chuyên môn hay khả năng sáng tạo sâu sắc hơn và điêu luyện hơn Bartender vài bậc.
Vậy Mixologist là gì? Nếu gọi Mixologist là Bartender chuyên nghiệp thì cũng chưa hẳn là đúng vì Mixologist có thể nói là “bậc thầy” trong ngành pha chế và Mixologist thường là hướng đến cuối cùng mà các Bartender theo đuổi. Do đó, từ Bartender muốn trở thành một Mixologist là cả một quá trình dài rất dài để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng và trau dồi kiến thức qua nhiều năm.
Sự giống nhau giữa Mixologist và bartender.
Trong lĩnh vực pha chế có một câu nói nổi tiếng rằng “Một Mixologist thì chắc chắn là một Bartender nhưng một Bartender chưa chắc sẽ là một Mixologist”. Bởi vì muốn trở thành Mixologist thì phải trải qua giai đoạn là một Bartender từ đó học hỏi, trau dồi kinh nghiệm trong nhiều năm liền. Còn Bartender là cấp bậc có thể gọi là thấp rất nhiều so với Mixologist, là bước đầu tiên để trở thành Mixologist.
Mixologist và Bartender giống nhau ở chỗ họ đều là những người luôn muốn làm hài lòng khách hàng của mình bằng những loại thức uống ngon miệng, bổ dưỡng mang thương hiệu cá nhân của mình. Bên cạnh đó, họ đều có sự hiểu biết về khẩu vị, nguyên liệu, hương vị,… của từng loại nguyên liệu pha chế và các loại đồ uống có cồn khác nhau theo một mức nhất định. Cuối cùng, Mixologist hay Bartender đều làm việc tại một bộ phận thức uống trong nhà hàng, khách sạn hay bar, pub,…
|Xem thêm: Tổng hợp các loại dụng cụ pha chế cơ bản bạn cần biết
|Xem thêm: Mua dụng cụ pha chế ở đâu Hà Nội để không mua phải hàng kém chất lượng
| Xem thêm: Top 5 nhà cung cấp nguyên liệu, dụng cụ pha chế uy tín tại Bình Dương
Mixologist và bartender có gì khác nhau.
Bạn sẽ khó tìm thấy được sự khác biệt giữa Mixologist và Bartender trong các từ điển hiện nay, nhưng nếu bạn tìm hiểu, quan sát.về mặt phương thức tiếp cận đồ uống hay về mặt kỹ thuật sẽ thì sẽ thấy có sự khác biệt khá nhiều giữa hai thuật ngữ này. Mixologist có kỹ thuật cũng như sự sáng tạo ra các đồ uống một cách nghệ thuật hơn, nôm na là cao tay hơn hẳn Bartender. Bạn có thể tham khảo sự khác biệt đó qua một vài đặc điểm so sánh đơn giản sau đây.
4.1. Bartender là gì?
Bartender có thể pha chế ra loại đồ uống theo đúng công thức đã học hoặc đúng yêu cầu người khách hàng.
Đa số các Bartender sẽ pha chế các món thức uống mới lạ dựa trên kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với các công thức pha chế sẵn có.
Nguyên liệu mà các Bartender pha chế sẽ do các Mixologist chuẩn bị sẵn tất cả.
4.2 Mixologist là gì?
Một Mixologist thực thụ không chỉ đơn thuần là thành thạo kỹ năng pha chế mà còn có tư duy độc đáo về đồ uống. Mixologist thường sử dụng những đồ uống do chính bản thân mình tạo ra để kể chuyện, gây ấn tượng với khách hàng và tạo nên xu hướng về loại thức uống sở hữu độc quyền của mình.
Mixologist kết hợp giữa kiến thức cơ bản về thành phần, hương vị độc đáo của từng nguyên liệu cùng với nguyên lý pha chế để làm ra thức uống hoàn hảo và làm nguyên liệu cho các Bartender sử dụng và học tập theo.
Công việc của Mixologist trong khách sạn nhà hàng quán bar.
Có thể nói rằng, công việc của các Mixologist không chỉ dừng lại ở việc pha chế các đồ uống thông thường mà còn hướng tới nghiên cứu, sáng tạo và giúp phát triển lĩnh vực Bartender, cụ thể như:
Sử dụng kết hợp các thành phần nguyên liệu độc đáo để sáng tạo pha chế những loại thức uống hay cocktail mới lạ phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Nghiên cứu, tìm hiểu những đặc tính của các loại cocktail cổ điển, từ đó biến tấu dựa trên hương vị của các loại cocktail này thành những phiên bản mới lạ, phù hợp với khẩu vị hiện đại.
Tìm tòi, nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật pha chế đồ uống hiện có một cách hiệu quả hơn hoặc tạo ra một kỹ thuật pha chế mới mang thương hiệu cá nhân.
Tham gia hỗ trợ lên ý tưởng thiết kế menu các loại đồ uống dài hạn phù hợp với mô hình kinh doanh và phong cách thiết kế của các hàng quán hay các khách sạn, nhà hàng… hay thậm chí là thiết kế ngắn hạn cho theo mùa và các dịp lễ đặc biệt.
Có khả năng ghi nhớ đồ uống yêu thích của các khách hàng thân thiết và có kỹ năng pha chế nhanh chóng những đồ uống quen thuộc để phục vụ khách hàng.
Có kỹ năng giao tiếp tốt để bắt chuyện, trò chuyện tìm hiểu nhu cầu khách hàng và lắng nghe chia sẻ của khách hàng.
Tham gia đào tạo, rèn luyện tay nghề và nâng cao nghiệp vụ cho Bartender mới vào nghề hoặc có ít kinh nghiệm của các hàng quán hay của khách sạn, nhà hàng,…
Lương của 1 Mixologist là bao nhiêu.
Mixologist là một công việc hot hit và có mức lương hấp dẫn nhất nhì hiện nay trong lĩnh vực pha chế. Theo một nguồn tin chính thống thì lương của một Mixologist dao động khoảng 500USD đến 700 USD (khoảng 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng), đó là chưa kể tiền phụ cấp, tiền tip, tiền thưởng doanh thu,… của họ. Nếu làm trong khách sạn thì vị trí này còn được nhận thêm tiền phí phục vụ theo từng tháng. Do mức lương khá cao nên người đảm nhận vị trí Mixologist phải chịu được áp lực công việc và luôn phải có những ý tưởng mới lạ, độc đáo để phục vụ cho công việc.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ hơn Mixologist là gì và công việc, mức lương khi làm Mixologist sẽ như thế nào rồi đúng không? Nếu bạn có đam mê trong lĩnh vực này thì đừng nản lòng mà hãy cố gắng nỗ lực để đạt đến “cảnh giới” này nhé!
Tags: Cà phê hạt, cà phê nguyên chất, cà phê rang mộc, cà phê rang xay, cà phê giá sỉ, 90S Coffee