Kinh doanh các dịch vụ ăn uống và mở quán cà phê đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Và tất nhiên các chủ đầu tư đều biết rằng những chuỗi hàng cà phê lớn đều cần giấy phép kinh doanh để duy trì hoạt động. Vậy liệu những quán nhỏ khi mở quán cà phê có cần giấy phép kinh doanh không? Để giải đáp vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây từ website của chúng tôi.
Mục lục
Các trường hợp nào bạn không cần đăng ký kinh doanh.
Theo quy định Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP ký ngày 16 tháng 03 năm 2007 thì các trường hợp không nhất thiết phải đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm:
Buôn bán dạo: Đây là hoạt động mua bán không có địa điểm cố định nên các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm như tạp chí, văn hóa phẩm được phép hoạt động theo quy định của pháp luật.
Buôn bán vặt: Đối tượng thường bán những món đồ hoặc các vật dụng nhỏ lẻ.
Bán quà vặt như bánh, đồ ăn nước uống không có địa điểm cố định.
Buôn chuyến: Hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán lại cho người bán lẻ hoặc người mua buôn.
Thực hiện các dịch vụ như bán vé số, đánh giày, chữa khóa, trông giữ xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh hoặc nhiều dịch vụ khác mà không có địa điểm làm cố định.
Các hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên.
Mở quán cà phê có cần giấy đăng ký kinh doanh không?
Như vậy, xét ở 6 mục Điều 3 thì quán cà phê dù là bất cứ mô hình nào như cà phê sách, cà phê sân vườn, cà phê nhỏ,…có địa điểm hoạt động cố định thì đều bắt buộc cần giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của nhà nước mới có thể đi vào hoạt động được
Các thủ tục cần có để xin giấy phép kinh doanh quán cà phê.
Theo thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cà phê thì bạn có thể đăng ký kinh doanh dưới danh nghĩa cá nhân, hộ gia đình hoặc theo tổ chức, doanh nghiệp. Thế nhưng, bạn cũng cần biết rõ rằng việc đăng ký kinh doanh cá nhân hoặc hộ gia đình sẽ đơn giản thủ tục và các mức thuế cũng như phí hàng năm cũng thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp. Vậy nên, bạn cần cân nhắc kỹ càng mục đích và khả năng của mình trước khi chọn hình thức đăng ký kinh doanh.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn đăng ký kinh doanh với hình thức cá thể (cá nhân hoặc hộ gia đình) thì cần nộp hồ sơ tại Phòng kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn kinh doanh quán. Riêng hình thức doanh nghiệp, công ty thì bạn cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố.
3.1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cà phê.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cà phê bao gồm:
- CMND đã được công chứng của chủ hộ và các thành viên (nếu có).
- Đơn đăng ký theo mẫu của Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận huyện thành phố nơi bạn kinh doanh quán.
- Hợp đồng thuê nhà (nếu có).
Bạn cần đảm bảo hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cà phê của mình những giấy tờ sau để quá trình đăng ký được diễn ra thuận lợi hơn.
3.2. Hồ sơ xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh giấy phép kinh doanh khi mở quán cà phê thì bạn cũng cần giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này nhằm nâng cao uy tín của quán trong mắt khách hàng và được nhà nước cho phép đi vào hoạt động kinh doanh. Hồ sơ này nộp tại Chi cục ATVSTP hoặc cục ATVSTP. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy khám sức khỏe và CMND cho những nhân sự đang làm việc tại quán: đảm bảo rằng tất cả các nhân sự làm việc tại quán có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực trong vòng 12 tháng.
- Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” theo mẫu đơn.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm, bản công bố chất lượng cà phê, hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh.
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối nếu đăng ký dưới danh nghĩa công ty, doanh nghiệp.
- Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ đầu tư.
- Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.
- Các nguyên vật liệu tại quán phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng…
Bên bộ phận Y tế sẽ cho nhân viên kiểm tra thực tế về những hạng mục trên. Quán bạn cần đảm bảo các yếu tố trên mới được cấp giấy phép. Trường hợp chưa qua, họ sẽ hướng dẫn các bạn cải thiện lại những điểm thiếu sót và tiến hành kiểm tra lại lần nữa.
3.3. Trình tự xin giấy phép kinh doanh quán cà phê.
Khi xin giấy phép kinh doanh đều cần phải đảm bảo các trình tự sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận huyện thành phố nơi bạn mở quán và nộp lệ phí.
Bước 2: Trong thời gian 3 ngày, bạn cần chờ cơ quan đăng ký xét duyệt hồ sơ. Nếu sau 3 ngày mà không được nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không có bất cứ yêu cầu sửa đổi nào được thông báo thì người đăng ký có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Tới nơi nộp nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu nhận được thông báo.
Mở quán cà phê không đăng ký kinh doanh có bị xử phạt không?
Trong trường hợp, chủ đầu tư quán cà phê không có giấy phép kinh doanh thì theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ký ngày 15 tháng 11 năm 2013 về xử phạt hành chính đối với những hành vi buôn bán, hoạt động thương mại, sản xuất sẽ bị xử phạt hành chính. Tùy theo mức độ mà có mức xử phạt khác nhau, cụ thể:
“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.”
Nói tóm lại, công an sẽ xem xét và xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng đối với những quán cà phê hoạt động mà không đăng ký giấy phép kinh doanh.
Mở quán cà phê có cần giấy phép kinh doanh không? Thông qua bài viết trên, bạn có thể thấy dù bất cứ hình thức quán cà phê nào dù là quy mô nhỏ hay lớn thì khi mở quán đều bắt buộc có giấy phép kinh doanh và các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình nhé.
1 phản hồi
2 Pavia, L; Lampman, G; Kriz, G; Engel, R priligy cvs They often are hungry and in need of large meal portions initially as their food intake may have been inadequate during active addiction