Facebook Twitter Instagram
    Dụng Cụ Pha Chế
    • Nguyên liệu
      • Cà phê nguyên chất
      • Cà Phê Rang Xay
      • Cà phê hạt
      • Ca cao nguyên chất
      • Mật ong hoa cà phê
    • Kiến thức
      • Kiến thức cà phê
      • Kiến thức pha chế
      • Kiến thức đào tạo & vận hành
    • Dụng cụ
      • Dụng cụ quán bar
      • Dụng cụ pha cà phê
    • Máy & Thiết bị
      • Máy & Thiết bị quán bar
      • Máy & Thiết bị quán cà phê
      • Máy & Thiết bị quán trà sữa
    • Blog
    • Liên hệ
    Dụng Cụ Pha Chế
    Trang chủ » Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh Là Và Những Điều Cần Biết Khi Kinh Doanh
    Blog

    Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh Là Và Những Điều Cần Biết Khi Kinh Doanh

    adminBy admin11 Tháng Mười Một, 2022Không có phản hồi10 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
    Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest Email

    Cạnh tranh trong kinh doanh là một yếu tố tất yếu dù là trong lĩnh vực nào. Nó rất cần thiết trong thị trường cạnh tranh hiện tại, giúp nền kinh tế ngày càng đi lên theo hướng tích cực. Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như vậy, các doanh nghiệp phải có những phương án, kế hoạch để thu hút khách hàng, chiếm được ưu thế về mặt thị phần, qua đó thu được nhiều lợi nhuận và trụ vững trong ngành. Cùng tìm hiểu kỹ để biết thêm nhiều thông tin bổ ích trong bài viết bên dưới nhé.

    Mục lục

    • 1 Cạnh tranh là gì? Cạnh tranh trong kinh doanh là gì?
    • 2 Mục đích của cạnh tranh trong kinh doanh.
    • 3 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
    • 4 Các loại cạnh tranh trong kinh doanh.
    • 5 Lợi ích và hạn chế của cạnh tranh trong kinh doanh.
    • 6 4 loại chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh phổ biến.
      • 6.1 6.1. Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa.
      • 6.2 6.2. Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí.
      • 6.3 6.3. Chiến lược cạnh tranh tập trung vào sự khác biệt về hoá.
      • 6.4 6.4. Chiến lược cạnh tranh tập trung về chi phí.

    Cạnh tranh là gì? Cạnh tranh trong kinh doanh là gì?

    Tùy theo từng cách hiểu và cách tiếp cận mà cạnh tranh được định nghĩa khác nhau.Cạnh tranh là một yếu tố gắn liền với nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh trong kinh doanh là sự ganh đua, đối đầu giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành được những ưu thế hơn, điều kiện thuận lợi hơn so với đối thủ trong cùng một loại sản phẩm dịch vụ hoặc cùng một phân khúc khách hàng.

    Cạnh tranh trong kinh doanh là gì?
    Cạnh tranh trong kinh doanh là gì?

    Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường. Nó là điều kiện, yếu tố kích thích sản xuất trong kinh doanh, là môi trường, động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và giúp cho nền kinh tế xã hội phát triển. Khi cạnh tranh trở nên gay gắt sẽ làm cho các nhà kinh doanh trở nên nhạy bén hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình trên thị trường, nhằm tạo uy tín với khách hàng, nhà cung cấp, chủ đầu tư và kiếm được nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    Mục đích của cạnh tranh trong kinh doanh.

    • Cạnh tranh giành được nhiều lợi nhuận từ cá nhân, tổ chức khác.
    • Giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trong thị trường, nguồn nguyên liệu dồi dào, thu hút được nhiều khách hàng… chiếm được nhiều ưu thế, thuận lợi cho sự phát triển, doanh thu cao.
    • Cạnh tranh giúp giành được nhiều lợi thế, tránh được những rủi ro, thiệt hại trong quá trình kinh doanh.
    • Cạnh tranh để tăng doanh thu, mở rộng thị phần giúp khẳng định giá trị thương hiệu.
    • Cạnh tranh là động lực để cá nhân, tổ chức nỗ lực thay đổi, phát triển về mọi mặt.
    • Cạnh tranh chính là động lực để phát triển nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp tạo sức ép, kích thích sự đổi mới, tìm tòi, sáng tạo, phát triển.
    • Trong nền kinh tế thị trường ngày càng hội nhập, cạnh tranh được công nhận và coi trọng, với mục đích là phát triển kinh tế, các mối quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết toàn xã hội.
    • Cạnh tranh là con đường để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
    Mục đích của cạnh tranh trong kinh doanh.
    Mục đích của cạnh tranh trong kinh doanh.

    Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

    Nền kinh tế mạnh là nền kinh tế trong đó các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao. Cạnh tranh là động lực để phát triển nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội. Cạnh tranh có vai trò đối với nền kinh tế thị trường được thể hiện qua các mặt sau:

    • Là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
    • Cạnh tranh giúp bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc.
    • Thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao. Kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.
    • Làm cho nền kinh tế vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị trường quốc tế.
    • Giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bài học thực tiễn để bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.

    Cạnh tranh phải phát huy được những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực là nhiệm vụ chung của toàn bộ cá nhân, doanh nghiệp và cả nhà nước. Cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp các doanh nghiệp cùng nhau phát triển, cùng đi lên giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững. Còn cạnh tranh độc quyền sẽ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm mất cân bằng, không bình đẳng về quyền lợi, lợi ích kinh tế xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định.

    Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
    Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

    Các loại cạnh tranh trong kinh doanh.

    Tùy theo hình thức tiến hành mà cạnh tranh trong kinh doanh được chia thành 3 loại khác nhau:

    Cạnh tranh trực tiếp: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh chung dòng sản phẩm, dịch vụ, cùng hướng đến một đối tượng khách hàng cùng phân khúc. Ví dụ như cạnh tranh về giá, dịch vụ, kênh bán hàng, điểm bán hàng, tính năng…

    Cạnh tranh gián tiếp: là sự cạnh tranh của các đơn vị không có cùng sản phẩm, dịch vụ cung ứng nhưng có chung mục tiêu marketing, kinh doanh hướng tới cùng một phân khúc khách hàng. Loại hình sản phẩm cung cấp có thể khác nhau nhưng cùng đáp ứng cho một nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: cà phê đóng gói sẽ là đối thủ cạnh tranh của các quán cà phê.

    Cạnh tranh tiềm năng hoặc cạnh tranh thay thế: là sự cạnh tranh mà sản phẩm, dịch vụ của họ có tiềm năng cạnh tranh hoặc thay thế sản phẩm, dịch vụ của bạn, có thể là giải pháp tối ưu hơn được đưa đến khách hàng. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp hiện chưa  có mặt trên thị trường hoặc có mặt trên thị trường nhưng chưa cung cấp được dịch vụ, sản phẩm và có ảnh hưởng đến ngành, thị trường trong tương lai.

    Lợi ích và hạn chế của cạnh tranh trong kinh doanh.

    Lợi ích và hạn chế luôn tồn tại song song với nhau trong cạnh tranh. Cạnh tranh tuy mang lại lợi ích nhưng bản thân doanh nghiệp cũng đối mặt với nhiều áp lực, thử thách và rủi ro. Đặc biệt là các doanh nghiệp đang và sắp bước vào giai đoạn bão hòa.

    Lợi ích của cạnh tranh trong kinh doanh: thúc đẩy sự đổi mới cho doanh nghiệp, nền kinh tế thị trường. Giúp làm tăng nhu cầu, nâng cao năng lực sản xuất. Giúp doanh nghiệp tìm thấy ưu thế cạnh tranh của mình. Thúc đẩy sự phát triển kinh doanh liên tục. Tạo động lực giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

    Hạn chế của cạnh tranh: tại áp lực lớn cho các doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp phải chi tiêu, đầu tư nhiều hơn, làm giảm thị phần của doanh nghiệp. Tạo áp lực lớn trong quá trình làm việc của nhân viên. Khiến khách hàng bị nhầm lẫn về sản phẩm, thương hiệu…

    Lợi ích và hạn chế của cạnh tranh.
    Lợi ích và hạn chế của cạnh tranh.

    4 loại chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh phổ biến.

    6.1. Chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa.

    USP là điểm bán hàng độc nhất về mặt tính năng, đặc tính sản phẩm, dịch vụ mà chỉ mình bạn có giúp bạn dẫn đầu trong ngành với ưu thế cạnh tranh tốt. Khi sản phẩm của bạn thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng mà không có đối thủ nào có thì sản phẩm của bạn sẽ được nhận diện một cách nhanh chóng và dễ dàng, có thể bán với mức giá cao kiếm được một khoản lợi nhuận đáng kể.

    Để áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ duy trì, phát triển các tính năng độc đáo của sản phẩm, dịch vụ để tạo sự khác biệt trên thị trường. Các doanh nghiệp áp dụng thành công chiến lược này đều trở thành người dẫn đầu thị trường. Một ví dụ điển hình của doanh nghiệp áp dụng thành công chiến lược này đó là Apple.

    Apple áp dụng thành công chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa.
    Apple áp dụng thành công chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa.

    6.2. Chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí.

    Đây là chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí để trở thành nhà sản xuất với chi phí thấp nhất trong ngành. Có rất nhiều thứ liên quan đến chiến lược chi phí thấp như cam kết chất lượng sản phẩm, dịch vụ lâu dài với mức giá thấp, chính sách hậu đãi….Do đó, chiến lược này không phù hợp với các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, không đủ mạnh về mặt tài chính. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp áp dụng thành công chiến lược này sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của bạn chiếm được ưu thế lớn trên thị trường.

    6.3. Chiến lược cạnh tranh tập trung vào sự khác biệt về hoá.

    Chiến lược này có sự tương đồng với chiến lược cạnh tranh kinh doanh khác biệt hóa. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ đẩy mạnh theo các nhóm tính năng, công dụng độc đáo để thu hút khách hàng. Đôi khi, nó không phải là thứ duy nhất bạn sở hữu mà bạn khiến nó trở nên độc đáo, nổi bật hơn so với đối thủ.

    Xem Thêm: Bật Mí Kinh Nghiệm Khi Kinh Doanh Quán Cà Phê Nhỏ Thành Công

    Tư Vấn Mở Quán Cà Phê Rang Xay Hiệu Quả Từ Các Chuyên Gia

    6.4. Chiến lược cạnh tranh tập trung về chi phí.

    Tương tự với chiến lược dẫn đầu về chi phí, doanh nghiệp triển khai chiến lược cạnh tranh kinh doanh tập trung về mặt chi phí thấp và giành ưu thế cạnh tranh về giá đối với nhóm khách hàng mục tiêu nhất định, cụ thể chứ không phải phủ rộng, đại trà như chiến lược dẫn đầu về chi phí. Do đó, chiến lược này có thể áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

    Tóm lại, cạnh tranh trong kinh doanh là không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường. Muốn doanh nghiệp tồn tại, trụ vững được trên thị trường thì bạn chỉ còn cách chấp nhận cạnh tranh và phải tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Hãy lựa chọn cho mình chiến lược cạnh tranh phù hợp để không bị loại bỏ khỏi cuộc đua cạnh tranh khắc nghiệt này.

    Share. Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    admin
    • Website

    Related Posts

    Cà Phê Muối Là Gì? Cách Làm Cà Phê Muối Thơm Ngon Chuẩn Vị

    4 Tháng Một, 2023

    Cà Phê Để Được Bao Lâu? Bảo Quản Như Thế Nào Mới Đúng Cách?

    15 Tháng Mười Hai, 2022

    Cách Làm Cà Phê Cốt Dừa Thơm Ngon Và Chuẩn Vị Tại Nhà

    13 Tháng Mười Hai, 2022

    6 Cách Làm Bạc Xỉu Thơm Ngon Ngất Ngây, Uống Là Ghiền

    30 Tháng Mười Một, 2022
    Add A Comment

    Leave A Reply Cancel Reply

    Bài viết mới
    • Cà Phê Americano Là Gì? Cách Pha Cà Phê Americano Chuẩn Mỹ
    • Cà Phê Muối Là Gì? Cách Làm Cà Phê Muối Thơm Ngon Chuẩn Vị
    • Cà Phê Để Được Bao Lâu? Bảo Quản Như Thế Nào Mới Đúng Cách?
    • Cách Làm Cà Phê Cốt Dừa Thơm Ngon Và Chuẩn Vị Tại Nhà
    • 6 Cách Làm Bạc Xỉu Thơm Ngon Ngất Ngây, Uống Là Ghiền
    Phản hồi gần đây
    • Latino desnudo trong Top 6 Bộ Dụng Cụ Pha Chế Dành Cho Các Bartender Chuyên Nghiệp
    • bwoxwdzgrmh trong Các Loại Máy Pha Cà Phê Gia Đình Được Tin Dùng Nhiều Nhất Hiện Nay
    • fasAccut trong Các Loại Máy Pha Cà Phê Gia Đình Được Tin Dùng Nhiều Nhất Hiện Nay
    • 633 trong Top 6 Bộ Dụng Cụ Pha Chế Dành Cho Các Bartender Chuyên Nghiệp
    • Cách Làm Sữa Chua Đánh Đá Hấp Dẫn Tại Nhà Giúp Giải Nhiệt Ngày Hè trong Cách Ủ Cafe Ngon, Vì Sao Cần Phải Ngâm Ủ Cà Phê Trước Khi Pha Chế

    DungCuPhaChe.Com

    logo dungcuphache.com

    Chuyên trang tổng hợp thông tin dụng cụ, nguồn nguyên liệu, cách thức lựa chọn & giải pháp cho barista, chủ quán cà phê

    Thông Tin Liên Hệ

    • Địa chỉ: Thái Văn Lung, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Hotline: 0783 515 515
    • Email: info.dungcuphache@gmail.com

    Hỗ Trợ Khách Hàng

    • Giới thiệu
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Liên hệ
    Tìm Kiếm Nhanh

    Cà phê hạt, cà phê nguyên chất, cà phê rang mộc, cà phê rang xay, cà phê giá sỉ

    Facebook Instagram YouTube
    Bản quyền thuộc về dungcuphache.com © 2023 - All Rights Reserved

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.