Nếu có ai đã có dịp đến với Đà Lạt và đã có dịp thưởng thức món xíu mại chắc chắn sẽ có được ấn tượng rất khó quên. Có người còn nói đùa rằng “đến đà lạt mà chưa thưởng thức thức xíu mại thì coi như chưa đến nơi đây”, có vậy mới biết được độ hấp dẫn của món ăn này. Tuy nhiên, không cần phải đến Đà Lạt mới có thể thưởng thức, bạn có thể tự tay thực hiện món ăn qua hướng dẫn cách làm xíu mại Đà Lạt trong bài viết này.
Mục lục
Chuẩn bị nguyên liệu.
Để làm xíu mại Đà Lạt bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 200g thịt lợn xay
- 3 ổ bánh mì
- ½ củ hành tây
- 1 bó nhỏ hành lá
- 2 đến 3 củ hành tím
- ½ củ năng
- Các gia vị dùng để nêm nếm gồm có hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, ớt bột, dầu điều.
Lưu ý rằng, lượng nguyên liệu trên thích hợp để chuẩn bị cho khẩu phần 2 người ăn. Nếu gia đình bạn có nhiều người hơn thì có thể dựa vào đó để tăng thêm các nguyên liệu.
Sơ chế nguyên liệu.
Trước khi đi vào chế biến, các nguyên liệu cần được sơ chế kỹ càng để đảm bảo hương vị của món ăn và tính vệ sinh an toàn thực phẩm. Thịt lợn mua về rửa sạch với nước muối pha loãng rồi rửa sạch lại với nước để loại bỏ chất bẩn và mùi hôi, để ráo nước rồi tiến hành xay hoặc băm thật nhuyễn. Để làm xíu mại ngon, bạn nên chọn mua thịt nạc vai, nếu muốn xíu mại thành phẩm có thêm một chút độ béo, thơm thì bạn có thể chọn thịt ba chỉ. Để tiết kiệm thời gian chế biến, bạn cũng có thể mua thịt đã được xay sẵn trong các siêu thị hay bán tại các chợ.
Đối với bánh mì, tách lấy phần ruột bánh rồi băm thật nhỏ, còn phần vỏ bánh chúng ta giữ lại để thưởng thức cùng với xíu mại.
Hành tây, củ năng bóc vỏ, rửa sạch với nước rồi băm nhỏ. Đối với hành lá, cắt bỏ phần gốc, loại bỏ những lá đã già rồi thái nhỏ.
Cách làm xíu mại Đà Lạt.
Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, cách làm xíu mại Đà Lạt sẽ được tiến hành thực hiện thông qua các bước đơn giản sau, bạn có thể bỏ túi để áp dụng sau này.
3.1. Trộn nhân xíu mại.
Sau khi các nguyên liệu đã được sơ chế đúng cách, công đoạn tiếp theo đó là làm phần nhân xíu mại. Bạn cần chuẩn bị một cái bát thật to, cho vào bát toàn bộ phần thịt xay, ruột bánh mì băm nhỏ, hành tây, 1 phần hành lá, 1 ít hành tím, củ năng. Để nêm nếm cho phần nhân, bạn cho vào hỗn hợp 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê nước mắm, một ít hạt tiêu rồi trộn đều cho các nguyên liệu được quyện đều vào với nhau. Để giúp các gia vị ngấm đều, bạn ướp trong khoảng 15 đến 20 phút trong ngăn mát tủ lạnh.
3.2. Tạo hình xíu mại bắt mắt.
Trải qua quá trình ướp gia vị, phần nhân đã ngấm đều các gia vị và mùi thơm dậy mùi. Công đoạn tiếp theo đó là tạo hình cho xíu mại sao cho thật bắt mắt và hấp dẫn. Theo đó, bạn lấy một lượng nhân thịt vừa đủ ra lòng bàn tay, sử dụng tay vo thành viên tròn rồi để ra khay hoặc dĩa. Cứ thế lặp lại thao tác cho đến khi hết toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị.
Lưu ý rằng, trong bước tạo hình cho xíu mại, bạn nên nén chặt miếng thịt viên để thịt có độ bám dính lại với nhau để đảm bảo trong quá trình nấu xíu mại không bị biến dạng hay bị rời ra. Nếu bạn làm món xíu mại cho bé, có thể sử dụng những khuôn tạo hình với nhiều hình thù ngộ nghĩnh để hấp dẫn trẻ hơn.
|Xem thêm: Tổng hợp các loại dụng cụ pha chế cơ bản bạn cần biết
|Xem thêm: Mua dụng cụ pha chế ở đâu Hà Nội để không mua phải hàng kém chất lượng
| Xem thêm: Top 5 nhà cung cấp nguyên liệu, dụng cụ pha chế uy tín tại Bình Dương
3.3. Sốt dành riêng cho cách làm xíu mại Đà Lạt.
Để có thể đánh giá món bánh mì xíu mại Đà Lạt có ngon hay không thì phần sốt là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Vì thế, bạn cần nắm những lưu ý sau để có thể làm nước sốt đậm vị, ngon hấp dẫn.
Đầu tiên, bạn đặt chảo lên bếp, đợi cho chảo bắt đầu nóng thì cho vào đó một chút dầu ăn. Khi dầu trong chảo bắt đầu sôi thì cho toàn bộ phần hành tím còn lại vào phi thơm. Tiếp đến bạn cho thêm vào một ít bột điều để tạo màu đẹp mắt cho món ăn. Sau khi chiên trong khoảng thời gian 2 phút thì tiếp tục cho ớt bột vào, nêm nếm lại gì vị rồi cho tiếp vào 500ml đến 700ml nước đun sôi.
Khi nước dùng đã bắt đầu sôi nhẹ thì điều chỉnh giảm mức lửa xuống mức vừa rồi từ từ thả những viên xíu mại vừa được tạo hình xong. Trong quá trình cho xíu mại vào bạn cần cẩn thận để nước nóng không văng ra ngoài gây bỏng.
Tiếp tục đun trên bếp trong khoảng thời gian 20 đến 25 phút nữa để cho xíu mại chín hẳn và phần nước dùng thêm đậm đà, ngọt vị. Với cách làm xíu mại Đà Lạt, thay vì thả vào trực tiếp như hướng dẫn trên, bạn cũng có thể hấp trước rồi chỉ cần nấu nước dùng chan vào hoặc cũng có thể chiên xíu mại trước. Tuy nhiên, ngon nhất và vị đậm đà nhất vẫn là cách thả vào trực tiếp.
Sau khoảng thời gian trên, xíu mại đã chín thì bạn rắc lên trên thêm một ít hành lá vào, để trên bếp thêm khoảng thời gian 2 phút nữa thì tiến hành tắt bếp.
Đến đây là bạn đã hoàn thành đến 95% cách làm xíu mại Đà Lạt vô cùng đơn giản. Công đoạn cuối cùng bạn chỉ cần múc ra bát và thưởng thức. Bạn cũng có thể cho từng viên xíu mại vào phần vỏ bánh mì và ăn kèm, thêm nước dùng rưới lên trên và thưởng thức. Hoặc cách thưởng thức khác, bạn múc phần sốt xíu mại ra chén rồi xé từng miếng bánh mì chấm ăn kèm.
Xíu mại là món ăn có hương vị ngon rất hấp dẫn. Hy vọng qua hướng dẫn cách làm xíu mại Đà Lạt đã giúp bạn có đủ tự tin để thực hiện món ăn này ngay tay nhà cho bữa cơm gia đình mình. Chúc bạn sẽ thực hiện thành công món ăn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bài viết để được giải đáp.
Tags: Cà phê hạt, cà phê nguyên chất, cà phê rang mộc, cà phê rang xay, cà phê giá sỉ, 90S Coffee