Vào những ngày hè nóng bức, cơ thể dễ trở nên khó chịu, căng thẳng hay mất ngủ. Để giải quyết mối lo ngại về tình trạng sức khỏe này chỉ cần một ly trà hoa cúc thơm mát, giúp thanh lọc cơ thể, giảm căng thẳng lâu ngày. Dưới đây là cách làm trà hoa cúc cực kỳ đơn giản, dễ làm ngay tại nhà dành cho những ai cần.
Mục lục
Trà hoa cúc có tác dụng gì.
Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên thường được dùng để chữa trị các chứng do phong nhiệt. Khi kết hợp với hoa kim ngân, bồ công anh sẽ cho ra bài thuốc chữa trị các bệnh về gan, nóng trong, nhiệt miệng, giúp tiêu độc, mát gan, hỗ trợ điều trị viêm gan cấp tính.
Ngoài ra, trà hoa cúc cũng giúp điều trị các chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc một cách hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên bị stress, nóng nảy, dễ cáu gắt…sẽ giúp bạn dễ chịu, thư thái hơn nhờ tác dụng làm dịu thần kinh của trà hoa cúc.
Đặc biệt, tác dụng giải nhiệt của hoa cúc rất tốc cho những người thường xuyên bị nhiệt, nóng bức do làm việc căng thẳng, áp lực công việc, ngồi máy tính thường xuyên, ít vận động, ăn uống không đủ chất.
Theo nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, hoa cúc có đặc tính kháng siêu vi gây cảm cúm, có tác dụng làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, giảm các cơn đau đầu, chóng mặt, chảy nước mắt, ngăn tế bào ung thư phát triển. Nhờ có tính kháng khuẩn, kháng viêm khá mạnh nên ngoài cách uống trực tiếp, các chị em phụ nữ có thể dùng trà để xông hơi sẽ giúp làm sạch sâu bề mặt da, giúp da láng mịn, sáng, làm dịu các vết mẩn đỏ trên da. Những người thường xuyên bị lạnh bụng, ăn uống khó tiêu, bụng sình hơi, tiêu chảy, ớn lạnh, tay chân lạnh, huyết áp thấp…không nên dùng vì trà hoa cúc có tính mát càng làm cho tình trạng nặng hơn.
Chọn hoa cúc làm trà như thế nào.
Có khoảng 13.000 loại hoa cúc khác nhau được dùng để làm trà như cúc vàng, cúc trắng, cúc tổ ong, cúc bách nhật, cúc kim tiền… Trong đó, 2 loại được dùng để làm trà tốt nhất là cúc trắng và cúc vàng, do đó giá của 2 loại trà này cao hơn so với những loại khác.
Trà hoa cúc rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn phải chọn hoa tươi, sạch, không có thuốc trừ sâu hay tẩm hóa chất để tránh bị ngộ độc. Nếu có thể, tốt nhất bạn nên tự trồng tại nhà để vừa đẹp vừa có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Khi sơ chế hoa cúc, bạn cần cắt sát cuống, đem hoa ngâm trong nước và rửa sạch bụi bẩn, bùn đất, để thật ráo. Sau đó, bạn có thể dùng để pha trà uống ngay hoặc sấy khô, phơi khô bảo quản để dùng dần. Khi pha với nước nóng, cúc khô sẽ nở to ra và có hình dạng như hoa tươi lúc ban đầu. Nước trà có vị thanh mát, hương thơm nhẹ giúp người uống nhanh chóng lấy lại tinh thần.
Cách làm trà hoa cúc.
Có hoa cúc có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau tùy theo sở thích và mục đích của mỗi người mà nó có mùi vị như thế nào. Dưới đây là 3 cách pha trà hoa cúc đơn giản, phổ biến.
3.1. Trà hoa cúc mật ong.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 15 bông cúc khô
- 30ml mật ong
- 350ml nước sôi
- Mứt hoa cúc, long nhãn nếu thích.
Cách làm chi tiết:
Bước 1: Cho 15 hoa cúc khô vào ấm trà, đổ nước sôi vào ngập bề mặt, lắc nhẹ rồi đổ nước tráng đi. Việc này giúp loại bỏ tạp chất bám trên hoa, làm mất mùi ẩm mốc nếu có, vừa giúp cánh hoa nở đều.
Bước 2: Cho vào ấm trà 30ml mật ong, rồi đổ phần nước sôi còn lại vào và khuấy nhẹ cho tan. Đậy nắp ấm, đợi khoảng 3 phút cho trà ngấm là có thể thưởng thức. Bạn nên chuẩn bị một ít long nhãn và 2 muỗng cà phê mứt hoa cúc cho vào ấm trà sẽ tăng thêm hương vị giúp trà đậm đà hơn.
3.2. Trà hoa cúc cam thảo.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 10g cúc trắng
- 10g rễ cam thảo
- 2 muỗng cà phê đường phèn
- 300 – 400ml nước lọc
Cách làm chi tiết:
Bước 1: Đun sôi khoảng 300 – 400ml nước lọc, sau đó cho hoa cúc, rễ cam thảo và đường phèn vào. Hạ lửa nhỏ và đun trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
Bước 2: Dùng rây lọc bỏ phần xác trà, rót trà ra tách uống nóng hoặc cho vào chai thủy tinh, đợi trà nguội rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh uống dần.
3.3. Trà hoa cúc atiso.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 10g hoa cúc khô
- 2 bông atiso
- 500ml nước lọc
Cách làm chi tiết:
Bước 1: Cắt rời phần thân atiso ra, dùng dao cắt bông atiso làm bốn. Sau đó, dùng mũi dao để lấy hết phần nhụy hoa ra, tránh bị đắng khi pha trà. Ngâm và rửa atiso cho sạch rồi cho vào ấm, thêm 500ml nước lọc, đun với lửa nhỏ trong khoảng 45 phút.
Bước 2: Khi hoa atiso đã mềm và ra hết nước, bạn cho bông cúc khô vào, đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Bước 3: Lọc nước trà qua rây để loại bỏ bã, lấy nước cốt trà dùng dần.
Xem Thêm: Uống Trà Gừng Có Tác Dụng Gì? Nên Uống Trà Gừng Khi Nào
Mẹo và lưu ý khi pha trà hoa cúc.
- Mỗi lần pha không nên sử dụng quá nhiều hoa cúc để tránh lãng phí. Định lượng hợp lý là dùng từ 10 đến 15 hoa khô và 5 – 7 hoa tươi.
- Sử dụng nước nóng từ 80 – 90 độ C để pha trà. Nước sôi ở 100 độ C sẽ làm giảm hàm lượng vitamin tự nhiên có trong hoa,
- Khi pha trà, bạn nên sử dụng ấm trà bằng thủy tinh sẽ đẹp mắt hơn. Những cánh hoa mỏng nở trong nước sẽ kích thích thị giác lẫn vị giác tạo cảm giác uống trà ngon hơn.
- Ngoài những cách pha trà như trên, bạn có thể kết hợp trà hoa cúc với táo đỏ, kỷ tử cũng rất thơm ngon, đem lại nhiều công dụng chữa bệnh khác.
- Để phát huy được hết tác dụng, bạn nên uống trà hoa cúc đúng cách. Thời điểm uống thích hợp nhất là vào buổi sáng khi vừa thức dậy, sau khi ăn ít nhất 30 phút. Đồng thời, trà phải được chọn lựa có nguồn gốc rõ ràng, sơ chế và bảo quản an toàn để không gây hại cho sức khỏe.
- Trà hoa cúc có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn không nên quá lạm dụng, chỉ nên dùng 1 – 2 lần/ngày.
Trà hoa cúc rất có lợi cho sức khỏe, vừa giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức, vừa giúp các chị em phụ nữ giảm cân. Cách làm trà hoa cúc cũng cực kỳ đơn giản, dễ làm, chỉ mất vài phút đã có một ấm trà thơm ngon, bổ dưỡng để ngồi nhâm nhi đọc sách, xem phim thư giãn.
1 phản hồi
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?